Kế hoạch đi sứ năm 1613 Hasekura_Tsunenaga

Bản sao thuyền buồm San Juan Bautista, ở Ishinomaki, Nhật Bản

Shōgun quyết định đóng một thuyền buồm mới ở Nhật Bản để đưa Vizcaino về Tân Tây Ban Nha theo sứ đoàn Nhật Bản và Luis Sotelo[16]. Con thuyền này ban đầu được người Nhật đặt tên là ‘’Date Maru’’ nhưng sau được người Tây Ban Nha đổi thành San Juan Bautista. Việc đóng tàu mất 45 ngày với sự tham gia của các chuyên gia kỹ thuật của Mạc phủ (Đô đốc Hải quân Mukai Shogen, một người quen của William Adams, hai người đã cùng nhau đóng vài chiếc thuyền, đã cử người thợ mộc chính của mình[17]), 800 thợ đóng tàu, 700 thợ rèn, và 3.000 thợ mộc. Daimyō Date Masamune phiên Sendai được giao phụ trách dự án này. Ông bổ nhiệm một trong các thuộc hạ của mình là Hasekura Tsunenaga chỉ huy dẫn đầu sứ bộ.

Đại Thuyền rời Toshima-Tsukinoura dong buồm tới Nanban ngày 15 tháng 9 [lịch âm], do Hasekura Rokuemon Tsunenaga đứng đầu, cùng với Imaizumi Sakan, Matsuki Shusaku, Nishi Kyusuke, Tanaka Taroemon, Naito Hanjuro, Sonohoka Kyuemon, Kuranojo, Tonomo, Kitsunai, Kyuji, và vài người khác dưới quyền Rokuemon, cũng như 40 người Nanban, 10 người của Mukai Shogen, và thương nhân, tổng số 180 người.

— Ghi chép của gia tộc Date, Keichō-Genna 伊達家慶長元和留控, Gonoi tr. 56.

Mục đích của sứ bộ Nhật Bản vừa là đàm phán hiệp định thương mại với triều đình Tây Ban Nha tại Madrid, vừa là tiếp kiến Giáo hoàng tại Roma. Date Masamune rất hoan nghênh Công giáo trong phiên của mình: ông mời Luis Sotelo và cho phép truyền bá Công giáo vào năm 1611. Trong bức thư gửi Giáo hoàng do Hasekura chuyển, ông viết: "Con sẽ dâng cho người mảnh đất của mình làm cơ sở truyền đạo. Hãy gửi đến cho chúng con càng nhiều tu sỹ càng tốt.[18]"

Trong ghi chép của riêng mình về chuyến hải hành, Sotelo nhấn mạnh vai trò tôn giáo của sứ bộ và khẳng định rằng mục đích chính là để truyền bá niềm tin Công giáo ở phía Bắc Nhật Bản:

Con thuyền San Juan Bautista theo nét vẽ của Deruet mô tả lại con thuyền cùng cờ hiệu của Hasekura (chữ Vạn màu đỏ trên nền da cam) trên đỉnh cột buồm (bên phải: chi tiết về con tàu).

Tôi đã được cử làm sứ thần của Idate Masamune, người nắm giữ ngai vàng của Vương quốc Oxu (奥州, Áo Châu?) (phía Đông Nhật Bản) — người dù chưa được tái sinh nhờ phép rửa tội, nhưng đã được dạy giáo lý và khao khát mong mỏi niềm tin Công giáo đến với Vương quốc của ông — cùng với một quý tộc trong triều, Philippus Franciscus Faxecura Rocuyemon, tới Thượng viện Roma và tới tiếp kiến người thời điểm ấy đang là Giám mục Tòa thánh, Giáo hoàng Phaolô V. - Luis Sotelo De Ecclesiae Iaponicae Statu Relatio, 1634.[19]


Vào thời điểm đó, sứ bộ này có lẽ là một phần kế hoạch đa dạng hóa và tăng cường mậu dịch với nước ngoài, trước khi sự tham gia của Công giáo vào cuộc nổi dậy tại Osaka châm ngòi cho những phản ứng mạnh mẽ từ phía Mạc phủ với việc cấm Công giáo từ năm 1614.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hasekura_Tsunenaga http://www.artsales.com/ARTistory/Xavier/Hasekura.... http://concise.britannica.com/ebc/art-17637 http://granmai.cubaweb.com/ingles/abri4/17japone-i... http://movies.filmax.com/gisaku/ http://books.google.com/books?id=0Z26YL407SkC&pg=P... http://www.ayto-coriadelrio.es/hatsekura.htm http://www.ayto-coriadelrio.es/opencms/opencms/cor... http://www.ayto-coriadelrio.es/opencms/opencms/cor... http://www.kufs.ac.jp/toshokan/50/zos.htm http://wwwopac.tulips.tsukuba.ac.jp/cgi-bin/limedi...